Hỏa lực chặn

Hỏa lực chặn hay hàng rào hỏa lực (tiếng Anh: barrage)[1] là một loạt đạn pháo binh được bắn liên tục nhằm vào một loạt các điểm dọc theo một tuyến chiến đấu. Cũng như việc tấn công bất kỳ binh lính nào trên chiến tuyến, Pháo kích càn quét dùng hỏa lực áp đảo việc chuyển động và hoạt động chiến đấu của kẻ thù theo trình tự từng tuyến bắn của pháo binh. Khoảng cách các tuyến có thể cách nhau 20 - 30 mét, với tổng chiều dài từ vài trăm đến vài nghìn mét. Pháo kích càn quét có thể bao phủ nhiều tuyến như vậy, thường cách nhau khoảng 100 mét, Pháo kích càn quét sẽ chuyển từ tuyến này sang tuyến tiếp theo một cách từ từ, hoặc một số cuộc Pháo kích càn quét nhắm bắn hàng loạt mục tiêu cùng một lúc. Một cuộc tấn công có thể liên quan đến một vài hoặc nhiều pháo, hoặc thậm chí (hiếm khi) một khẩu pháo duy nhất. Thông thường mỗi khẩu pháo trong một đợt bắn càn quét sử dụng hỏa lực gián tiếp, sẽ bắn liên tục với tốc độ ổn định tại điểm được chỉ định trong thời gian được chỉ định, trước khi chuyển sang điểm tiếp theo, theo thời gian biểu pháo kích chi tiết. Pháo kích càn quét thường sử dụng đạn nổ cao, các loại đạn pháo khác nhau, khí độc (trong Thế chiến I) hoặc có khả năng là các tác nhân hóa học khác. Pháo kích càn quét trái ngược với hỏa lực pháo kích tập trung, là hoạt động bắn có một mục tiêu cụ thể như vị trí hoặc cấu trúc công sự của kẻ thù đã biết, và trái ngược với hỏa lực trực tiếp nhắm vào kẻ thù trong tầm ngắm của pháo binh.Pháo kích càn quét có thể được sử dụng cả phòng thủ lẫn tấn công, và có nhiều biến thể khác nhau. Quân phòng thủ thường đứng yên (Bắn càn quét đứng yên (standing barrage)) trong khi quân tấn công di chuyển bắn càn quét có tính di động hơn (creeping, rolling, hay block barrages). Họ có thể nhắm mục tiêu dọc theo chiến tuyến, hoặc xa hơn vào khu vực phía sau lưng của kẻ thù để cô lập một số vị trí của kẻ thù (box barrage). Một loạt các biến thể khác nhau có thể được sử dụng trong một trận chiến mở, việc bắn càn quét chỉ kéo dài trong vài phút hoặc nhiều giờ. Pháo kích càn quét thường không thể thiếu với các hoạt động quy mô lớn của nhiều đội quân, đòi hỏi chuẩn bị và lập kế hoạch chính xác.Các cuộc bắn càn quét được phát triển bởi quân Anh trong Chiến tranh Boer thứ hai. Bắn càn quét đã trở nên nổi bật trong Thế chiến I, đáng chú ý là việc sử dụng bởi Lực lượng Viễn chinh Anh, đặc biệt là từ cuối năm 1915 trở đi khi người Anh nhận ra rằng các hiệu ứng trung hòa của pháo để tạo hỏa lực áp đảo là chìa khóa để phá vỡ các vị trí phòng thủ. Đến cuối năm 1916, bắn càn quét là cách tiêu chuẩn áp dụng trong pháo kích để yểm trợ cho bộ binh tấn công, với bộ binh theo sau các cuộc pháo kích tiến càng gần càng tốt. Cách thức này nâng cao tầm quan trọng pháo binh trong việc vô hiệu hóa (hoặc đàn áp) khả năng chiến đấu của kẻ thù, thay vì trực tiếp tiêu diệt họ. Ngay sau đợt bắn càn quét là cuộc tấn công bộ binh có thể hiệu quả hơn nhiều so với nhiều tuần lễ bắn phá sơ bộ.Bắn càn quét vẫn được sử dụng trong Thế chiến II và thời gian sau đó, là một trong những chiến thuật pháo binh được thực hiện nhờ cải tiến về hỏa lực, vị trí mục tiêu và thông tin liên lạc. Thuật ngữ càn quét trong tiếng Anh là barrage (chặn) được sử dụng rộng rãi và không chính xác về mặt kỹ thuật, chúng được sử dụng trong các phương tiện truyền thông phổ biến để chỉ bất kỳ kiểu pháo kích nào.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Hỏa lực chặn https://web.archive.org/web/20080214184222/http://... http://www.vietvet.org/arty.htm http://members.tripod.com/~nigelef/fireplan.htm#BA... http://members.tripod.com/~nigelef/fireplan.htm#FI... http://nigelef.tripod.com/index.htm http://uk.reuters.com/article/topNews/idUKWRI92044... http://members.tripod.com/~nigelef/fireplan.htm https://web.archive.org/web/20071215174029/http://... http://www.nzetc.org/tm/scholarly/tei-WH2Arti-c12-... https://timesmachine.nytimes.com/timesmachine/1918...